Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

HỒ SƠ KÊU GỌI TÀI TRỢ PHIM

1.    Tng quát v b phim:
2.    Kch bn
3.    Lch trình làm phim + Lch quay
4.    D trù kinh phí
5.    Danh sách đoàn làm phim và Tha thun tham gia đoàn làm phim ca nhng thành viên ch cht
6.    Tuyên b ca Đo din
7.    Kế hoch tài tr
8.    Kế hoch Marketing
CHI TIT TNG Đ MC
I. Tng quát v b phim
Tên phim: Anh Hùng Nguyễn Trung Trực
Th loi: Lịch sử
Thi lượng: 20 tập – 45 phút/tập
Logline:  Mt câu tóm tt ý tưởng phim, nêu rõ nhân vt, xung đt – tóm li làm sao đ thu hút s quan tâm ca người nghe/đc/
Biên kch:
Đo din:
B phim này có đim gì đc bit, ni bt?
II. Kch bn (phiên bn ngày nào)
III. Lch trình làm phim
Sn xut tin kì:
Thi gian quay:
Sn xut hu kì:
Lch quay c th:
IV. D trù kinh phí
Tng kinh phí:
Trong thi gian quay:
Sn xut hu kì:
V. Danh sách đoàn làm phim
1.    Đo din
2.    Nhà sn xut
3.    Biên kch
4.    Quay phim/Đo din hình nh
5.    Thiết kế sn xut/Thiết kế m thut
6.    Âm thanh
7.    Dng phim
Bn tha thun tham gia làm phim ca các thành viên đoàn làm phim:
H tên:
V trí trong đoàn:
Ti sao bn li mun tham gia vào b phim này?
VI. Tuyên ngôn ca đo din
Ti sao bn li mun làm b phim này?
B phim này có vai trò như thế nào đi vi đt nước và con người Vit Nam?
Ai là khán gi mc tiêu ca b phim?
VII. Kế hoch tài tr
Ai s tài tr cho b phim?
Ti sao h nên tài tr cho b phim?
H s tài tr cho b phim này như thế nào?
VIII. Kế hoch Marketing
1.    Khán gi mc tiêu
2.    Các mc tiêu marketing
Ví d: Hoàn thành ít nht 5 phim ngn trước ngày 10/10/2010 đ k nim ngàn năm Thăng Long
1.    Phân tích SWOT
3.1.Đim mnh
3.2.Đim yếu
3.3.Cơ hi
3.4.Thách thc
1.    Chiến lược Marketing
Ý tưởng, kế hoch đ đưa b phim đến vi khán gi.
Qung cáo trên các phương tin truyn thông
Cross-promotion – kết hp qung bá vi các thương hiu khác.
1.    Hình dung v b phim
One sheet poster
Trailer
1.    Kế hoch phát hành phim
Trên truyn hình
Trên mng Internet/online

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

ĐOÀN LÀM PHIM “ANH HÙNG NGUYỄN TRUNG TRỰC” TẶNG CHIẾC TÀU ESPERANCE CHO SỞ VĂN HÓA – THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG


Chiến hạm Esperance do Anh hùng Nguyễn Trung Trực đốt cháy tại Vàm Nhựt Tảo, Tân An cách đây 150 năm đã được Hãng phim Cửu Long tái dựng lại từ tư liệu của Viện bản tàng Paris. Chiếc hạm có chiều ngang 8m, dài 33m, với tổng kinh phí 1,5 tỉ đồng do tỉnh Kiên Giang và Hãng phim Cửu Long đầu tư thực hiện.

Chiến hạm Esperance đã được đoàn làm phim anh hùng Nguyễn Trung Trực kịp thời đưa về dự lễ hội kỷ niệm 143 năm ngày sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Tại lễ hội, đoàn làm phim cũng đã hoàn tất những cảnh quay cuối cùng của bộ phim lịch sử dài 120 tập, dự kiến phát sóng trên HTV9 vào đầu tháng 1 năm 2012.
Đạo diễn Phan Hoàng cho biết: “Sau khi kết thúc lễ hội và các cảnh quay cuối cùng, hang phim Cửu Long sẽ trao tặng chiếc tàu lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang để làm truyền thống địa phương”.Chiếc tàu được trưng bày tại đình Cụ Nguyễn Trung Trực

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Quảng cáo ở tỉnh nên chọn loại hình nào?

Hơn 85% số người được khảo sát bảo rằng họ xem TV hằng ngày, xem nhiều nhất 3 thể loại: tin tức, phim bộ và phim lẻ. Các kênh truyền hình có nội dung phù hợp với địa phương thường được xem nhiều. Truyền hình Việt Nam (VTV) có ảnh hưởng mạnh ở miền Bắc và miền Trung, Truyền hình TP HCM (HTV) chiếm thị phần cao ở Đông Nam Bộ trong khi Truyền hình Vĩnh Long dẫn đầu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Xu hướng sử dụng truyền hình cáp ngày càng tăng, đặc biệt ở vùng Đông Nam Bộ (49%) trong khi ở các tỉnh miền Bắc, có đến 54% sử dụng truyền hình cáp và kỹ thuật số.
Việc sử dụng Internet hàng ngày chiếm 30 - 49% người tiêu dùng Việt Nam sống ở thành thị thuộc 4 vùng: Đồng bằng Bắc bộ, miền Trung, Đông Nam Bộ và miền Tây, để đọc tin tức, tìm kiếm thông tin, nghe nhạc và gửi nhận thư điện tử, tương tự như ở các thành phố lớn.
Với độ phủ 54%, quảng cáo trên báo chí vẫn thu hút được nhiều sự quan tâm. Hơn hai phần ba độc giả cho biết có xem quảng cáo trên phụ trương của các tờ báo thông dụng ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung.
Khảo sát đã cho kết quả ngược lại với giả thuyết, người dân ở tỉnh sẽ nghe radio nhiều hơn so với người dân ở những thành phố lớn. Chỉ có 21% số người được khảo sát cho rằng họ đã nghe radio trong tuần gần nhất, so với 22% ở 6 thành phố lớn. Sự thiếu vắng các chương trình có chất lượng là nguyên nhân chính dẫn đến việc thính giả rời bỏ thói quen nghe radio.
Thói quen sử dụng phương tiện truyền thông ở tỉnh có nhiều điểm giống, hơn là trái ngược, so với 6 thành phố lớn. Qua những nhận định từ các khảo sát thường xuyên thực hiện ở thành phố lớn, thói quen sử dụng phương tiện truyền thông ở tỉnh sẽ thay đổi và theo kịp bước tiến nhanh của nền kinh tế cả nước.
Những phát hiện từ dự án Gamma không chỉ mang lại cho ngành sự tái khẳng định về sức mạnh của việc ra quyết định khi có đủ thông tin, mà còn giúp các nhà quảng cáo tiết kiệm ngân sách đáng kể khi hiểu được những khoản đầu tư của mình và mang lại hiệu quả đến đâu.

Tổng quan thị trường truyền thông Việt Nam

Thị trường truyền thông xuất hiện từ đầu những năm 1990 với những TVC quảng cáo đầu tiên xuất hiện trên HTV7 về những nhà may Tí, nhà may Tèo hay nhà may Cao Minh, nhà may Chương trên VTV, mở ra một thị trường quảng cáo truyền hình đầy tiềm năng. Sau gần 20 năm phát triển, thị trường quảng cáo truyền hình đã thay đổi đáng kinh ngạc. Chỉ tính riêng doanh số quảng cáo của các đài truyền hình con số này là 300 triệu USD/năm, còn tốc độ chi phí dành cho quảng cáo tại Việt Nam luôn đạt từ 15%-20% trong 5 năm trở lại đây. Không những thế, theo TNS, 90% dân số thường xuyên xem truyền hình trong đó 80% lượng khách hàng tin tưởng vào các thông điệp quảng cáo qua truyền hình. Điều này chứng tỏ quảng cáo truyển hình vẫn là kênh quảng cáo hiệu quả nhất hiện thời và còn duy trì vị thế của mình ít nhất trong nhiều năm tới.
Với tiềm năng như vậy, thị trường truyền thông Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng nhưng tương đối hỗn loạn do chạy theo lợi nhuận và mức độ ảnh hưởng. Phần phát sóng, kênh trực tiếp tới khán giả truyền hình có tới 68 Đài truyền hình phát sóng analog với khoảng 75 kênh sóng. Không những thế, theo những giải pháp công nghệ của thời đại, các kênh phát digital hay cable cũng phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc như VTC với công nghệ kỹ thuật số mặt đất; VTV, HTV và một vài Đài truyền hình địa phương khác như Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng… đều triển khai hệ thống cable. Ngoài ra VTV còn có thêm dịch vụ DTH với công nghệ kỹ thuật số vệ tinh phục vụ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa mà sóng analog hay các công nghệ khác không vươn tới được. Phần hậu cần cho việc phát sóng, từ sản xuất chương trình đến tìm kiếm nhà tài trợ, mới thực sự bùng nổ các công ty tham gia với tên chung là các công ty Media, một cầu nối giữa đài truyền hình với các doanh nghiệp tài trợ, nguồn sữa chính nuôi Đài truyền hình bên cạnh các trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Mỗi công ty đảm nhận một hoặc một vài công đoạn trong quá trình thực hiện một chương trình và cạnh tranh với nhau trong sự hỗn loạn. Nếu như các đài truyền hình, sự cạnh tranh là khốc liệt và rõ nét thì các công ty media thực sự chưa nhận diện được các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tất cả dường như lao vào một vòng xoáy chung, rõ ràng bị nhiều áp lực đến từ nhiều phía nhưng lại không nhận diện được đối thủ, đâu là trực tiếp và đâu là gián tiếp. Do vậy, rất cần một bản đồ thị trường rõ nét để mô tả thị trường truyền thông:


Photobucket


Photobucket

Sơ đồ này chia thị trường truyền thông thành ba phần: (1) Đài truyền hình; (2) Công ty truyền thông và (3) Doanh nghiệp tài trợ. Bổ trợ cho ba phần này là các công ty khảo sát và đánh giá thị trường. Các công ty khảo sát và đánh giá thị trường sẽ nhận đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp tài trợ, để phân tích các xu hướng thị trường, các đặc tính của nhu cầu khách hàng của mình để lựa chọn các chương trình quảng bá hợp lý thông qua truyền thông, quảng cáo báo chí hay thông qua truyền hình… Các công ty truyền thông đặt hàng doanh nghiệp khảo sát nhằm thực hiện các khảo sát sâu thống kê nhu cầu người xem truyền hình, nhu cầu thưởng thức từng loại chương trình mà công ty theo đuổi… nhằm tạo ra các chương trình hợp ý người xem truyền hình nhất. Các đài truyền hình thì theo đuổi các số liệu về mức độ phủ sóng, gu giải trí của người xem truyền hình, nhu cầu tổng thể của người xem truyền hình để đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp cho đài mình.
1. Đài truyền hình
Do đặc tính kinh tế - chính trị, mỗi tỉnh của Việt Nam đều có một Đài truyền hình cộng với một đài truyền hình quốc gia (VTV). Ngoài ra còn có thêm một vài đài truyền hình phát triển dựa trên các công nghệ mới nhưng vẫn tuân thủ định hướng tuyên truyền của Chính phủ như Đài truyền hình kỹ thuật số VTC… Về tương quan thị trường Đài truyền hình Việt Nam là tiếng nói của Chính phủ Việt Nam. Do vậy đây là đối thủ lớn nhất cạnh tranh trực tiếp với các đài còn lại dù ở các mức độ khác nhau. Xét từ góc độ VTV, VTV bị cạnh tranh ở ba mức:
(i) Cạnh tranh giữa VTV - HTV: Cạnh tranh giữa VTV và HTV là cạnh tranh giữa hai đối thủ lớn nhất trên thị trường. Sự cạnh tranh này đã có từ rất lâu và mang nhiều màu sắc vùng miền cũng như chính trị. HTV mang nhiều hơi thở thị trường hơn, gần với nhu cầu người xem truyền hình hơn và có định hướng phát triển thị trường rất rõ nét nhưng bị hạn chế về vùng phủ sóng analog nên không thể tiếp cận thị trường dưới góc độ quốc gia. Bởi vậy HTV chỉ có thể phát triển cực thịnh ở khu vực phía Nam mà không thể tạo ảnh hưởng với các vùng miền khác. Tuy nhiên khu vực phía Nam mà đặc biệt Tp Hồ Chí Minh là khu vực tập trung phần lớn các Doanh nghiệp tài trợ, do vậy HTV phát triển rất mạnh và đang chuyển thị trường hướng ra nước ngoài mà trước mắt là các nước lân cận như Lào hay Campuchia. Với VTV, do đặc tính của một Đài quốc gia phủ sóng toàn quốc, đã hạn chế được tầm ảnh hưởng của đối thủ lớn nhất HTV nên có rất nhiều khoảng trống để phát triển thị trường. Có nhiều lợi thế lớn cả về đầu tư, truyền thống lẫn ảnh hưởng chính trị (về bản chất VTV là một Bộ thông tin của Việt Nam) nên VTV thu hút được khá nhiều nhân tài. Tuy nhiên VTV thường phải dùng các chương trình trên "tiếng phổ thông chuẩn giọng Hà Nội" nên ảnh hưởng của VTV đối với khán giả truyền hình phía Bắc rất tốt nhưng lại không gây được nhiều ấn tượng với khán giả phía Nam do sự khác biệt về vùng miền và giọng nói. Bởi vậy, trên thị trường phía Nam VTV kém ảnh hưởng hơn đối với HVT cho dù VTV có tập người xem không nhỏ là những người Bắc di cư vào Nam. Tuy nhiên, gần đây, có một xu hướng rõ nét là VTV chuyển mình nhiều hơn, hướng tới nhiều chương trình phục vụ cho thị trường phía Nam với các MC giọng Nam và gu thưởng thức "Nam hóa" hơn mà có thể ví dụ với các chương trình "Ai là ai" hay "Tam sao thất bản"…
(ii) Cạnh tranh giữa VTV - VTC: Cạnh tranh giữa VTV và VTC chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây bởi lẽ rất đơn giản: VTC mới ra đời. Tuy nhiên cuộc cạnh tranh giữa VTC là tương đối khốc liệt với những xung đột nảy lửa ở rất nhiều sự kiện như World Cup, AFF Cup… VTC với lợi thế đường trục cáp quang Bắc - Nam đã phát triển dịch vụ kỹ thuật số mặt đất (terrestrial digital) có khả năng phát sóng toàn quốc thông qua một thiết bị đầu cuối được VTC cung cấp hoặc bán trôi nổi ngoài thị trường. Không những thế VTC còn sở hữu VTC1 phát analog trên toàn quốc tuy chưa được công nhận chính thức nhưng tiềm ẩn một sức cạnh tranh không nhỏ. Điểm mạnh của VTC là những chương trình hướng tới giới trẻ, khát vọng thể hiện mình và đặc biệt là hậu thuẫn từ Bộ bưu chính viễn thông. Sức ảnh hưởng của VTC trên thị trường khu vực phía Bắc là tương đối tốt đặc biệt trong khu vực Hà Nội nhưng ở thị trường phía Nam là khá nhỏ. Tuy nhiên, nếu so với VTV sự ảnh hưởng của VTC ngay trên thị trường chính, khu vực Hà Nội là khá chênh lệch do những thói quen truyền hình của người dân. Không những thế việc thực hiện chiến lược giảm giá quảng cáo khá tùy tiện đã làm thiệt hại không chỉ về hình ảnh cho VTC mà cả về doanh số quảng cáo VTC cũng không đạt được những mục tiêu mong muốn.
(iii) Cạnh tranh giữa VTV - Đài truyền hình địa phương: Theo pháp lệnh, toàn bộ các Đài địa phương có nhiệm vụ phải tiếp sóng đầy đủ 45 phút bản tin thời sự của VTV1. Vì vậy, dù sau này các kênh khác của VTV cũng lên sóng vệ tinh, nhưng các Đài địa phương hiểu rằng, ngoại trừ 45 phút thời sự từ 19h - 19h45, việc tiếp sóng các nội dung khác của VTV, bao gồm cả quảng cáo là tùy hỷ, không bắt buộc. Điều này dẫn đến việc các Đài địa phương thường chọn tiếp chương trình hay của VTV (đặc biệt là VTV3), nhưng ngồi canh đến lúc phát quảng cáo thì ngưng tiếp sóng mà chuyển qua phát quảng cáo của mình. Nếu không làm vậy thì các Đài địa phương không thể có nguồn thu và không có nguồn thu thì không thể cải thiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, nội dung chương trình… Do vậy việc cạnh tranh giữa VTV với các Đài địa phương gián tiếp hơn và khó kiểm soát hơn. Cái mất rõ ràng của VTV là quảng cáo nhưng bù lại ảnh hưởng các chương trình của VTV lại tăng và như vậy hiệu quả của các gói tài trợ cũng tăng lên tương ứng. Để giảm sức ép cạnh tranh này, VTV chọn một số Đài địa phương để hỗ trợ. Đổi lại Đài này sẽ hoạt động một phần như một Đài trực thuộc VTV.
Bảng sau đây thể hiện mức độ ảnh hưởng của các kênh truyền hình tại bốn thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ xét dưới góc độ vùng phủ sóng và khả năng nhận biết của người xem thông qua câu hỏi "Gia đình bạn bắt được ít nhất một sóng của kênh nào?"


Rõ ràng trên thị trường Hà Nội, VTC1 có ảnh hưởng khá lớn với 72% người tiếp được sóng cũng như nhận biết được sự tồn tại. Tuy nhiên con số này ở thành phố Hồ Chi Minh chỉ là 53.7%. Tương tự HTV7 và HTV9 có số người biết đến ở Sài Gòn tương ứng là 100% và 99,8% nhưng tại Hà Nội HTV7 hoàn toàn không được biết đến trong khi HTV9 chỉ có 56,3% người. Chỉ có VTV luôn duy trì được người biết ở mức độ cao (ít nhất là 98%) cho các kênh sóng của mình.
Một yếu tố nữa cần được tính đến là việc thay đổi tư duy của người xem truyền hình. Tỷ lệ người xem truyền hình analog dẫu vẫn ở mức cao nhưng xu hướng chấp nhận các hình thức xem trả tiền (pay view) như MMDS, Cable hay đầu tư một máy thu tín hiệu (set-top box) để thu truyền hình kỹ thuật số để xem được nhiều kênh truyền hình hơn là ngày càng rõ né, đặc biệt tại các thành phố lớn. Bảng sau đây thể hiện mức độ sử dụng công cụ bắt sóng tại bốn thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Photobucket
Nguồn: Khảo sát của TNS cho TVPlus 2007


Rõ ràng antenna bắt sóng analog đang mất dần ảnh hưởng của mình tại các thành phố lớn khi chỉ chiếm 51.9% người sử dụng. Trong khi đó số người sử dụng cable lên tới 48.2%. Đây là một thay đổi đáng chú ý để nắm bắt các xu hướng trong tương lai khi các vùng nông thôn chuyển dần thành thành thị.
2. Công ty truyền thông:
Nếu như các công ty truyền thông trên thế giới đang ở giai đoạn liên minh, sát nhập để trở thành các tập đoàn thì các công ty truyền thông trong nước lại đang phát triển mạnh về số lượng và hỗn loạn theo kiểu nhà nhà làm media, nhà nhà làm chương trình truyền hình. Chúng ta có thể kể tới hàng loạt các công ty media như TVPlus, FPT, Goldsun, VietBa… với rất nhiều sắc thái và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên về bản chất hoạt động truyền thông của các công ty truyền thông chỉ gói gọn trong 3 chức năng: (i) Sáng tạo chương trình (tìm kiếm hoặc xây dựng các format chương trình), (ii) Sản xuất chương trình và (iii) Tìm kiếm quảng cáo và tài trợ. Tùy từng mức độ mạnh yếu hay chuyên sâu của mình mà các công ty truyền thông thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trên và thực sự chỉ quan tâm đến các kênh chính như VTV1,2,3 hay HTV7,9 hay một số Đài địa phương mạnh như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng... Ngoài ra sự xuất hiện của các công ty này trên các đài địa phương khác là rất ít. Do vậy, về căn bản việc cạnh tranh giữa các công ty truyền thông trên sóng truyền hình chỉ diễn ra trên một khoảnh khá nhỏ. Vì thế có một đặc điểm chung tất cả đều phải có mối quan hệ với VTV hoặc HTV, nơi sóng chương trình được nhiều người quan tâm nhất. Để chen chân sản phẩm của mình vào giờ phát sóng, đặc biệt là trong khung giờ vàng trên các kênh này chỉ có các công ty thực sự mạnh và có mối quan hệ sâu sắc với các lãnh đạo mới có thể thực hiện. Không những thế, do bị hạn chế về thời gian phát sóng nên các công ty Media luôn phải chịu thiệt thòi khi thực hiện các hợp đồng với Đài truyền hình. Nếu chương trình không bán được tài trợ hay quảng cáo không đủ các công ty media phải chấp nhận rủi ro. Nếu chương trình thu hút được người xem quan tâm, có thể bán được nhiều quảng cáo các công ty vẫn chỉ có thể bán quảng cáo trong khung giờ của mình, ngoài giờ các quảng cáo của nhà đài sẽ chen thêm vào. Đó là một lợi thế không nhỏ của bên được quyền phát sóng.
3. Các nhà doanh nghiệp tài trợ:
Rõ ràng ngành truyền thông không thể tồn tại nếu không có các doanh nghiệp tài trợ. Chi phí quảng cáo của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại chính là mảnh đất cho ngành truyền thông phát triển. Xu hướng thế giới chuyển dần các hoạt động quảng cáo sang hoạt động quảng bá. Các hoạt động quảng cáo (TVC, quảng cáo báo chí, quảng cáo outdoor) thường mang tính trực diện và khiên cưỡng dù nhiều quảng cáo khá hay và giàu chất trí tuệ. Do vậy hiệu quả của quảng cáo ngày càng giảm. Các doanh nghiệp có xu hướng quảng cáo gián tiếp hơn, chuyển từ phiên bản "mind share" chiếm lấy tâm trí của khách hàng sang phiên bản "heart share" chiếm lấy tình cảm của khách hàng. Điều này giúp cho thương hiệu của các doanh nghiệp tài trợ len lỏi một cách dễ dàng và ghi nhớ sâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng. Các hoạt động các công ty trên thế giới đang hướng tới là các hoạt động tài trợ chương trình, tài trợ các sự kiện… tương ứng tùy theo tầm vóc công ty và văn hóa thị trường công ty muốn xâm nhập. Tuy nhiên ở Việt Nam, các doanh nghiệp còn khá nhỏ nên vẫn còn mảnh đất rất rộng cho quảng cáo, đặc biệt là các TVC truyền hình phát triển. Bên cạnh đó, vẫn có thể khai thác tốt các chương trình tài trợ thông qua các tập đoàn nước ngoài miễn là tạo ra được một chương trình hay hình ảnh một công ty truyền thông gây ấn tượng.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Sắp hoàn tất 20 tập phim anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực


Ngày 15-9, đạo diễn Phan Hoàng cho biết, hiện tại đoàn làm phim anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (hãng phim Cửu Long) đang chuẩn bị quay những cảnh cuối cùng của bộ phim này tại sông Cái Lớn (huyện An Biên, Kiên Giang).

Theo đạo diễn Phan Hoàng, phần còn lại của bộ phim là cảnh nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực lãnh đạo đốt tàu Espérance (Hi vọng) của Pháp trên sông Nhật Tảo (nay thuộc tỉnh Long An). Đây là một cảnh lớn, quan trọng nhất của phim, cảnh này sẽ được thực hiện từ 7-10 ngày. Tái hiện lại con tàu là việc cực khó, tốn 1,5 tỉ đồng trong số kinh phí làm phim. Trong vòng 9 tháng, chúng tôi đã nhờ Bảo tàng Paris tìm tư liệu, thuê chuyên gia Pháp, phục chế tàu thành công khoảng 90%. Về phần phục trang, các loại vũ khí chúng tôi tìm hiểu từ nhiều nguồn.
Đạo diễn Phan Hoàng cho biết thêm, đáng lý ra cảnh này quay tại Long An, là nơi có dòng sông Nhật Tảo chảy qua. Nhưng đoàn làm phim quyết định chọn quay tại Kiên Giang là nhằm thể hiện được cái tình với người dân nơi đây. Sau khi quay xong cảnh cuối, đoàn phim dự kiến sẽ trao lại cho tỉnh Kiên Giang con tàu “Hi Vọng” để trưng bày như một hiện vật giàu tính lịch sử, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống anh hùng của dân tộc ta. Trước mắt, đoàn phim đã trao đổi với Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Kiên Giang về dự kiến sẽ đưa con tàu này về trưng bày phục vụ bà con đến viếng cụ Nguyễn nhân ngày giỗ thứ 143 bắt đầu từ 22-9 tới./.

Hơn 1,5 tỷ đồng phục chế tàu Espérance cho bộ phim về Anh hùng Nguyễn Trung Trực

Theo đạo diễn Phan Hoàng, việc tái hiện con tàu Espérance là việc cực khó, tốn 1,5 tỉ đồng trong số kinh phí làm phim về Thủ lĩnh kháng Pháp - Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đoàn làm phim phải mất 9 tháng cùng với sự giúp đỡ của Bảo tàng Paris và nhiều chuyên gia Pháp, phục chế tàu thành công khoảng 90%... 

Đạo diễn Phan Hoàng - Giám đốc Hãng phim Cửu Long cho biết đoàn làm phim về Thủ lĩnh kháng Pháp - Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đang chuẩn bị quay những cảnh cuối cùng - cũng là cảnh quay quan trọng nhất của bộ phim tại sông Cái Lớn (huyện An Biên, Kiên Giang). Với khoảng thời gian 7 - 10 ngày, đoàn làm phim sẽ hoàn tất quay cảnh nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt tàu Espérance (Hi vọng) của Pháp trên sông Nhật Tảo vào năm 1861.
"Đáng lý cảnh này sẽ được quay tại Long An, là nơi có dòng sông Nhật Tảo chảy qua. Nhưng đoàn làm phim quyết định chọn quay tại Kiên Giang là nhằm thể hiện được cái tình với người dân nơi đây" - đạo diễn Phan Hoàng cho biết thêm.
Vẫn theo lời đạo diễn Phan Hoàng, việc tái hiện con tàu Espérance là việc cực khó, tốn 1,5 tỉ đồng trong số kinh phí làm phim. Đoàn làm phim phải mất 9 tháng cùng với sự giúp đỡ của Bảo tàng Paris và nhiều chuyên gia Pháp, phục chế tàu thành công khoảng 90%. Trước mắt, nhân ngày giỗ thứ 143 của cụ Nguyễn (từ 22/9 tới), con tàu được đưa về TP. Rạch Giá trưng bày để phục vụ người dân thập phương đến viếng cụ. Sau khi quay xong cảnh cuối, đoàn phim dự kiến sẽ trao lại con tàu này cho tỉnh Kiên Giang.
Được biết, bộ phim về Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực dự kiến có 20 tập. Hãng phim Cửu Long thực hiện theo đơn đặt hàng của HTV, khởi quay 20/4/2011, người mẫu - diễn viên Lý Anh Tuấn được chọn vào vai Nguyễn Trung Trực. Bộ phim dự kiến trình chiếu trên HTV, VTV và nhiều đài truyền hình địa phương vào Quí I /2012

Đạo diễn Phan Hoàng và phim “Anh hùng Nguyễn Trung Trực”

Ngưỡng mộ vị thủ lĩnh của nông dân

Bộ phim “Anh hùng Nguyễn Trung Trực” đang được Hãng phim Cửu Long hoàn thành những cảnh quay cuối cùng. NTNN đã trò chuyện với đạo diễn Phan Hoàng về bộ phim lịch sử này.

Chuyện làm phim lịch sử thường là một “nghĩa vụ” của các hãng phim Nhà nước, Cửu Long là một hãng phim tư nhân, tại sao anh với tư cách Giám đốc lại quyết định đầu tư vào dự án này?
- Bản tính của tôi là một người ưa làm việc khó, nếu để làm một bộ phim nhà lầu xe hơi, tình yêu tay ba tay tư dễ thu hút quảng cáo thì tôi không hứng thú chút nào vì xét đến cùng nó “vô thưởng vô phạt”. Chúng tôi quyết định đầu tư cho dự án này bởi ngưỡng mộ hình ảnh của Anh hùng Nguyễn Trung Trực - vị thủ lĩnh phong trào nông dân khởi nghĩa trong thời kháng chiến chống Pháp.
Cảnh phim “Anh hùng Nguyễn Trung Trực”.
Bộ phim là bức chân dung ông được khắc họa bằng những chiến công oanh liệt từ "Hỏa hồng nhật tảo oanh thiên địa - Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần" cho đến khi ra Côn Đảo, bị bắt và bị hành hình tại Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang). Chúng tôi hy vọng qua bộ phim này, khán giả trẻ sẽ không lãng quên những trang sử vàng của dân tộc.
Đạo diễn Phan Hoàng
Tiến độ làm phim hiện nay ra sao, đoàn phim có gặp khó khăn gì không?
- Hiện nay, chúng tôi đã quay xong tập 19, dự kiến trước tháng 12 năm nay, phim sẽ được hoàn thành và bàn giao cho Đài Truyền hình TP.HCM. Nói về những khó khăn của một đoàn làm phim lịch sử thì kể bao nhiêu cũng không hết. Để tránh những khung cảnh hiện đại, chúng tôi phải vào những nơi thật sâu, ít người đặt chân tới để quay, bối cảnh phải phục dựng vô cùng tốn kém vì chẳng có trường quay, quay xong lại phải dỡ bỏ vì đó đâu phải đất của mình.
Đoàn làm phim liên tục di chuyển từ Kiên Giang đến biển Phước Hải, Khu du lịch Suối Tre - Vũng Tàu để thực hiện những cảnh vây ráp, đánh trận với số lượng diễn viên lên đến hàng trăm người. Tính toán sao cho vừa đảm bảo nghệ thuật lại vừa đảm bảo phim không bị “đội” kinh phí lên quá nhiều là một đau đầu. Chỉ riêng chiếc tàu chiến L’Espérance của thực dân Pháp từng bị Nguyễn Trung Trực đốt cháy được phục dựng trong phim cũng đã ngốn tới gần 1 tỷ đồng.
Sau phim này, anh có kế hoạch nào chưa?
- Khi phim “Anh hùng Nguyễn Trung Trực” hoàn thành, tôi sẽ bắt tay vào làm 35 tập phim “Mùa lá đỏ”, sau đó là dự án phim 40 tập “Bình Tây Đại nguyên soái” làm về Anh hùng Trương Định. Tôi thực sự cảm thấy hứng thú với dòng phim lịch sử bởi ít ra những thước phim của mình làm ra cũng có tác động phần nào tới người xem về lòng tôn kính tiền nhân, những người đã xả thân làm nên lịch sử.
Xin cảm ơn anh!

Đạo diễn Phan Hoàng: Làm phim về những người chân đất

Trong khi hầu hết các hãng phim tư nhân say sưa với những bộ phim về giới trẻ thành thị hay những chuyện tình tay ba, tay tư thì có một hãng phim chọn đề tài xã hội để “mở hàng” vệt phim truyện dài tập. Đó là Hãng phim Cửu Long (Cửu Long Film) với bộ phim Khát vọng đồng quê (KVĐQ, 20 tập x 45 phút, kịch bản Minh Viên, đạo diễn Phan Hoàng, HCB LH Truyền hình toàn quốc 2009), phát sóng trên kênh Today TV vào 21 giờ thứ Hai và Ba hàng tuần, bắt đầu từ tối qua, 13/4. Nhân dịp này, TT&VH trò chuyện với đạo diễn Phan Hoàng - Giám đốc Cửu Long Film.
* Đương đầu với đề tài xã hội vừa vất vả, tốn kém, khó thu hút quảng cáo lại dễ đụng chạm nên thường thì hãng phim nhà nước mới mặn mà. Cửu Long Film hướng vào đề tài nông thôn chắc có lý do riêng?
- Đề tài đời sống thành thị được các hãng phim khác khai thác quá nhiều, trong khi một bộ phận lớn trong dân cư là nông dân. Vì thế, Cửu Long xác định rõ, khai thác đề tài về nông dân, nông nghiệp, nông thôn miền Nam là thế mạnh của hãng. Cửu Long tự thấy có trọng trách giới thiệu bức tranh đời sống nông thôn miền Nam, qua đó góp phần nhắc nhở mọi người đừng quên cội nguồn và những giá trị truyền thống tốt đẹp... Chúng ta đang sống chủ yếu nhờ hạt lúa và những nông sản của đồng bằng sông Cửu Long. Làm phim về những người chân đất là gửi lòng tri ân đến cội nguồn quê hương, dân tộc.
Đạo diễn Phan Hoàng
* Nhắc tới đề tài nông thôn là người xem hay nhớ tới nông thôn miền Bắc. Ngoài Bắc, những bộ phim về nông thôn Bắc bộ dường như trở thành “đặc sản” của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình - Đài THVN. KVĐQ còn nhấn mạnh đến những đặc trưng nào của đất và người nông dân Nam bộ?
- Nói đến nông thôn Nam bộ là nói đến khát vọng từ ngàn đời nay: khát vọng sống khi đi tìm vùng đất mới, chinh phục thiên nhiên để đổi đời của ông cha. Còn bây giờ là khát vọng tri thức - khát vọng bức thiết nhất của các vùng quê... Người nông dân trong KVĐQ là nông dân của thời hội nhập. Họ có đủ thông tin để nhận biết rằng: muốn có chất sống cho vùng đất mới thì rất cần đến tri thức. Tri thức là là điều quan trọng. Một lão nông trong phim đã nói: “Quê mình không thiếu cái ăn mà thiếu cái chữ. Có chữ nghĩa đầy đủ con mới giúp được cho nhiều người”.
* Phim về đề tài xã hội thường chuyển tải những thông điệp nóng hổi được nhiều người quan tâm. Cửu Long Film muốn gửi gắm điều gì qua bộ phim này?
- Tôi mong người xem đừng ảo tưởng vùng đất Nam bộ giàu có nữa. Hãy thừa nhận thực trạng nghèo khó của nông dân Nam bộ hiện nay. Sự nghèo kém hết sức nghịch lý và cũng hết sức hợp lý. ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước, nguồn thủy sản lớn nhất khu vực, rừng ngập nước nguyên sinh quý hiếm của thế giới... nhưng vẫn còn nghèo: Thu nhập bình quân hiện nay của nông dân quê tôi (Cà Mau) chỉ vài trăm ngàn đồng/tháng, nhiều trẻ em mù chữ... Cái nghèo tồn tại hết sức nghịch lý như vậy. Còn cái nghèo dai dẳng... rất hợp lý, vì từ lâu, chúng ta bỏ quên vai trò tri thức trong việc khai thác và sử dụng những nguồn lực tự nhiên. Tầm tri thức quá thấp nên chưa đủ sức khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đồ sộ của vùng quê Nam bộ. Chính vì vậy, trong phim KVĐQ luôn nhắc đến con chữ cho vùng đất này. Đó cũng là điều tôi muốn gửi gắm chân thành nhất.
* Xin cảm ơn anh và chúc Cửu Long Film thành công!

Cửu Long Phim - Làm truyền hình cho nông dân

Lặng lẽ và bền bỉ, với các chương trình Thời sự nông nghiệp, Nông sản Việt, Ra khơi đã thực hiện trên sóng truyền hình TP.HCM - HTV9.  Đã trãi qua biết bao nhiêu công khó của êkip thực hiệncũng là khoảng thời gian đầy chia sẻ của những người làm chương trình với bà con nông dân

Ghi hình một chuyên mục Hương đồng gió nội của chương trình Ra khơi - Ảnh: Cửu Long Films cung cấp
Khát vọng đồng quê
Những chương trình truyền hình về nông dân, cho nông dân của Đài truyền hình TP.HCM phối hợp với Hãng phim Cửu Long tổ chức thực hiện đã để lại dấu ấn của mình với khán giả không bằng sự hào nhoáng của những ngôi sao mà bằng những điều mộc mạc, chân thật.
Trong suốt hai năm phát sóng, 500 lá thư mỗi ngày của những người nông dân gửi đến hai chương trình đã gián tiếp hoặc trực tiếp làm thay đổi số phận của không ít người dân.
Thành phần đông nhất của dân số VN vẫn là nông dân nhưng dường như họ luôn đứng bên lề của cuộc sống hiện đại. Chương trình truyền hình cũng hiếm đề cập đến họ. Làm sao để có một chương trình hữu ích cho nông dân và thật sự chạm được vào đời sống của họ chứ không phải là những game show "đi qua" như cơn bão, mang đến những niềm vui cho một vài thành viên của làng xã rồi thôi.
Và 102 chương trình Nông thôn ngày nay (tên cũ là Tam nông) lúc 20g50 thứ ba hằng tuần trên sóng HTV9, Đài truyền hình TP.HCM đã chia sẻ với nông dân nhiều hơn phạm vi ảnh hưởng của một chương trình truyền hình. Nếu như ban đầu, vì lý do kinh phí, chương trình chọn điểm đến đầu tiên là các xã nghèo thuộc quận 9, huyện Bình Chánh, Củ Chi... (TP.HCM) để chia sẻ với bà con nông dân, thì đến nay chương trình đã đến với bà con các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và xa hơn về miền Tây Nam bộ: Cà Mau, Sóc Trăng...
Ngôn ngữ của phóng sự truyền hình với những lát cắt hiện thực - đôi khi nhói lòng người xem - đã ít nhiều tác động đến cơ quan địa phương và cuộc sống của người dân nơi đó phần nào được cải thiện.
Biên tập viên trẻ Minh Kha - người phụ trách mục phóng sự về những bức xúc ở nông thôn trong chương trình - chia sẻ: "Không đơn giản chút nào khi thực hiện những phóng sự về khó khăn, bức xúc của bà con. Không trồng trọt, sản xuất được vì nước bị ô nhiễm, đất nông nghiệp bị đưa vào dự án "treo", điện nước, cầu - đường - trường trạm có những vấn đề rắc rối mà bà con chẳng biết kêu ai... Nhưng tất cả vất vả của mọi người đều vơi đi sau mỗi tín hiệu phản hồi tích cực. Điều hạnh phúc nhất với chúng tôi là khi chương trình phát sóng xong, vài tháng sau quay trở lại, nhiều tiêu cực đã được khắc phục. Và bà con có cuộc sống mới: bãi rác được dọn, có điện, có nước sạch...".
Xót xa và cảm phục
Nếu Nông thôn ngày nay tác động đến đời sống của nông dân bằng các phóng sự thì Ra khơi (22g30, phát sóng thứ hai hằng tuần trên HTV9) có cách tiếp cận khác, trực tiếp hơn và cụ thể hơn đến những mảnh đời nông dân bất hạnh, nghèo khó. 140 chương trình được phát sóng cũng là lúc 140 số phận bất hạnh được sẻ chia bằng những đồng tiền chắt chiu của khán giả truyền hình cả nước.
Bắt đầu phát sóng từ năm 2007 đến nay, những chuyên mục Hương đồng gió nội, Chuyện làng quê trong Ra khơi đã bén duyên cùng khán giả truyền hình, để rồi từ đó những tấm lòng với nông dân được tiếp sức bằng chính người nông dân và đồng bào khác. Những gia đình nông dânTP.HCM và các tỉnh, thành Bến Tre, Long An, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang, Đồng Nai... đã nhận số tiền cần thiết để vượt qua bệnh tật hoặc khắc phục khó khăn tạm thời. Đến nay, Quỹ từ thiện Regina tài trợ cho chuyên mục Hương đồng gió nội đã trao 350 triệu đồng đến các hộ gia đình nông dân nghèo. Dù chỉ là khoản tiền nhỏ trong lúc túng ngặt nhưng cũng là cái chìa tay đúng lúc và đáng quý.
Biên tập viên Minh Ngọc - người trực tiếp đến từng hộ nông dân nghèo - cho biết: "Có những con người mà tôi gặp gây cho tôi những xúc cảm trái ngược. Vừa xót xa trước cảnh nghèo khó lại vừa trân trọng và cảm phục họ. Xót xa vì cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám bà con nông dân. Cảm phục vì chính trong khó khăn ấy, nhiều người vẫn biết tự vươn lên để chống chọi, đấu tranh với bệnh tật. Đi cùng đoàn Hương đồng gió nội càng thấy trên đất nước mình vẫn còn nhiều người nghèo, nhiều số phận cần sự sẻ chia của cộng đồng".